Dự án góp phần thay đổi diện mạo TP.Cần Thơ
Ngày 10.1, Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư phối hợp với Tỉnh đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình Tình nguyện mùa đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025 tại tỉnh Cao Bằng. Tham dự chương trình có ông Trần Thắng, Phó bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, cùng đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp T.Ư, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.Đoàn công tác đã thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại H.Hà Quảng, trong đó trao tặng 9 Ngôi nhà yêu thương cho đồng bào vùng cao là những hộ đang phải ở trong những ngôi nhà tạm dột nát. Là một trong những hộ được nhận nhà dịp này, anh Lục Văn Hoà (xã Lũng Nặm) cho biết, gia đình anh có 5 người, gồm mẹ già, hai vợ chồng và hai con nhỏ (một bé đang học mầm non và một bé 10 tháng tuổi) nhưng không có thu nhập ổn định, nên đời sống rất khó khăn. Gia đình anh được huyện đưa vào diện xóa nhà tạm dột nát và được Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư hỗ trợ kinh phí xây dựng.Dịp này, chương trình cũng hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 tuyến đường; hỗ trợ cơ sở vật chất Trường PTDT bán trú THCS Nặm Nhũng (H.Hà Quảng).Các đơn vị thuộc Đoàn Khối doanh nghiệp T.Ư cũng trao tặng 20 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 10 suất quà cho người dân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ tại Đồn biên phòng Nặm Nhũng (H.Hà Quảng). Tổng kinh phí các hoạt động an sinh xã hội có trị giá gần 850 triệu đồng. Ban tổ chức cho biết, thông qua chương trình đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần "tương thân, tương ái" của đoàn viên, thanh niên để chung sức giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa.Chương trình cũng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó tạo môi trường để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn.SofM úp mở chuyện sẽ quay lại thi đấu
Một mặt hàng cũng được tiêu thụ mạnh mùa nắng nóng là dừa tươi thì tăng giá mạnh. Thời điểm bình thường tại TP.HCM giá dừa tươi chỉ 7.000 - 10.000 đồng/trái tùy loại, tuy nhiên hiện nay đã tăng tới 15.000 - 20.000 đồng/trái. Chị Bích Hường, chủ một quán giải khát trên đường Ngô Quyền (Q.10) cho biết: Từ sau tết đến nay giá dừa tươi nhập vào liên tục tăng và hiện đã ở mức 110.000 - 130.000/chục (12 trái). Dù giá tăng mạnh nhưng nhờ nắng nóng nên mỗi ngày ít nhất cũng tiêu thụ được 100 - 200 trái. Nhiều người chọn uống nước dừa tươi và đặc biệt là dừa tươi ướp lạnh vì mức độ vệ sinh cao. "Năm nay nắng nóng đặc biệt gay gắt và kéo dài hơn mọi năm nên sức tiêu thụ sản phẩm dừa tăng mạnh. So với trung bình các năm thì giá dừa tươi tại vườn đang cao hơn từ 50 - 60%", ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Dừa VN, cho biết.
Khởi động đúng cách khi chạy bộ - việc làm dễ, lợi ích lớn
Đến dự lễ khai mạc có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Hồng Minh, Cục phó Cục TDTT; anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó trưởng ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Hữu Tú, Phó trưởng Ban Mặt trận thanh niên TƯ Đoàn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; ông Trần Văn Lam, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT; chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triền sinh viên Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phú, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đồng trưởng Ban tổ chức giải; GS-TS Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi; ông Hoàng Anh Tuấn, ủy viên Ban trọng tài VFF cùng các vị lãnh đạo ban giám hiệu các trường có đội tham dự vòng loại phía bắc. Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày thể thao Việt Nam 27.3. Giải đấu này đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia thường niên của VFF và Giải thể thao sinh viên Việt Nam VUG.Phát biểu chào mừng ở lễ khai mạc, PGS-TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, bày tỏ sự vui mừng khi Trường ĐH Thủy Lợi tiếp tục đồng hành cùng giải mùa thứ ba liên tiếp với vai trò là đội chủ nhà. Ông tin tưởng rằng giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam sẽ tiếp nối những thành công từ 2 mùa trước và khẳng định giải đấu sẽ tiếp tục là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi sinh viên. Phát biểu khai mạc vòng loại khu vực phía bắc, nhà báo Trần Việt Hưng – Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, ủy viên BTC giải nhấn mạnh: "Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam là một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình.Sau 2 lần được tổ chức rất thành công, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bước sang mùa thứ 3 trong sự chờ đón háo hức của các các trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. Giải đã trở thành sân chơi bổ ích, để các bạn trẻ rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Thông qua giải đấu này, chúng ta cũng hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên kết nối với nhau, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Bóng đá là môn thể thao vua, mang lại những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Mỗi trận đấu, dù kết quả có thế nào, đều là một bài học quý giá về tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội và sự nỗ lực không ngừng. Tôi tin rằng, các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay và đầy kịch tính, theo đúng tinh thần của giải là chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", nhà báo Trần Việt Hưng nhấn mạnh. Giải năm nay có 67 đội tham dự, trong đó có 66 đội thi đấu vòng loại ở 5 khu vực (riêng đội chủ nhà Trường Đại học Tôn Đức Thắng được vào thẳng vòng chung kết). Vòng loại phía bắc có 9 đội bóng tranh tài, bao gồm: đội chủ nhà Trường Đại học Thủy Lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Trường Đại học VT-DL Thanh Hóa, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.Ngay sau lễ khai mạc là trận khai mạc giữa Trường ĐH Thủy Lợi và Trường ĐH Đại Nam. Trận khai mạc cũng được xem là trận chung kết sớm của nhóm 1 khu vực phía bắc vì đây là 2 đại diện đều lọt vào trận play-off tranh vé đi tiếp đến VCK ở mùa 2. Thời điểm đó, Trường ĐH Thủy Lợi thắng play-off và sau đó trở thành á quân của giải còn Trường ĐH Đại Nam thất bại trước đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và lỡ vé đến VCK.
Theo RadarOnline.com, hai người không tương tác sau khi Elon Musk tuyên bố Vivian "đã chết", không còn là con ông nữa.Cô gái 20 tuổi vừa trò chuyện với tờ Teen Vogue trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 20.3, chia sẻ cảm xúc thực sự của cô về người cha gây tranh cãi. Vivian nói rõ rằng cô chắc chắn không phải là người hâm mộ vị tỉ phú công nghệ."Ông ta đúng là thứ đàn ông trẻ con đáng thương. Tại sao tôi lại phải sợ ông ta? Vì ông ta có quá nhiều quyền lực? Không, không, hoàn toàn không. Tôi không quan tâm. Tại sao tôi phải sợ người đàn ông này? Bởi vì ông ta giàu có? Ồ, không", Vivian chỉ trích.Tuy nhiên, Vivian vẫn chưa dừng lại khi tiếp tục chỉ trích Elon Musk.Cô nói tiếp: "Tôi đọc những thông tin về ông ta trên báo và nghĩ, 'thật là tệ hại, có lẽ tôi nên đăng bài về chuyện này và lên án nó, điều mà tôi đã làm một vài lần'".Vivian cũng ám chỉ rằng nhà sáng lập Tesla là "người theo Chủ nghĩa Quốc xã", đặc biệt là sau động tác vung tay gây tranh cãi của ông trong lễ nhậm chức Tổng thống của Donald Trump."Kiểu chào Đức Quốc xã thật điên rồ", Vivian nói.Vivian không nói chuyện với doanh nhân tỉ phú kể từ năm 2020, đồng thời cho biết cô "chẳng quan tâm đến ông ta"."Thật khó chịu khi mọi người liên tưởng tôi với ông ấy. Tôi chẳng còn sức để quan tâm nữa", Vivian nói và xác nhận rằng cô không "theo kịp" những đứa con mà Elon Musk (53 tuổi) có với những phụ nữ khác.Vivian thổ lộ: "Tôi thực sự không biết mình có bao nhiêu anh chị em cùng cha khác mẹ. Tôi thực sự không quan tâm đến điều đó. Đây không phải là vấn đề của tôi".Vivian Jenna Wilson là 1 trong 6 người con của Musk với người vợ đầu - Justine Wilson. Cô từng đấu tranh với cha trong quá khứ, thậm chí trước đây còn cáo buộc ông là một người cha vắng mặt và không chấp nhận sự chuyển đổi giới tính của cô.Trong cuộc trò chuyện năm 2023 với người viết tiểu sử Walter Isaacson, Elon Musk đã nổi giận khi nhắc đến Trường Nghệ thuật và Khoa học Crossroads ở California và tuyên bố trường này đã lây nhiễm cho Vivian "virus tâm trí thức tỉnh".Ông nói vào thời điểm đó: "Nó luôn nghĩ rằng bất kỳ ai giàu có đều xấu xa".Sau đó, khi nói chuyện với nhà tâm lý học Jordan Peterson, Elon Musk tuyên bố "mất con trai" và Vivian đã "chết". Đáp lại, Vivian gọi những bình luận của cha là "tàn nhẫn" và "lạnh lùng".
Giá xăng dầu hôm nay 15.5.2024: Xăng trong nước chuẩn bị có đợt giảm giá mới?
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…